Thứ sáu, ngày 4/3/2022
Thông báo sự kiện: Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024!
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Tuyên truyền về bệnh Lao

Với chủ để “Đã đến lúc cùng hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao!”, ngày 24/3/2023, Trạm y tế xã Phú Lợi tổ chức tuyên truyền cho tất cả mọi người chung tay, giúp sức, nâng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ngành chức năng. Hãy giữ vững niềm tin, cùng sát cánh bên nhau để chiến thắng bệnh lao theo đúng khẩu hiệu ngày thế giới phòng chống lao năm nay.

z4204513690833_00deef022570e9068213a19d4466aa20.jpg

Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3) nâng cao nhận thức về dịch bệnh lao toàn cầu và nỗ lực loại trừ bệnh lao. Lao là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Lao gây nên. Theo quan niệm xưa, đây là 1trong tứ chứng nan y (4 bệnh không thể chữa khỏi). Nhưng ngày nay, bệnh lao có thể phòng, chữa khỏi nếu phát hiện sớm, được điều trị đúng cách.

Bệnh lao có nhiều thể: Lao phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục – tiết niệu. Ngoài thể lao phổi, các thể lao khác ít có nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Nhưng trên thực tế trong số người mắc lao thì có 80% người mắc bệnh ở thể lao phổi. Các triệu chứng toàn thân chung của bệnh lao là: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu… Ngoài ra ở mỗi thể lao khác nhau đều có những triệu trứng riêng, điển hình như lao phổi thường có biểu hiện ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm…;

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu là đường hô hấp. Thời gian nguy hiểm của người mắc lao là ở giai đoạn đầu, từ khi họ có triệu chứng đầu tiên đến khi được điều trị là giai đoạn lây nhiễm cho người xung quanh. Mức độ nguy hiểm của nguồn lây giảm dần khi được điều trị đặc hiệu từ 2 tuần trở lên. Khả năng lây càng mạnh khi có tiếp xúc với nguồn lây trực tiếp thường xuyên, liên tục.

Công tác phòng bệnh lao đạt hiệu quả cao cần phải chú ý đến 2 vấn đề: một là phát hiện sớm, điều trị triệt để, đúng nguyên tắc; hai là tiêm chủng phòng lao cho trẻ một cách đầy đủ,đứng lịch. Bên cạnh đó, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc và làm trong sạch môi trường sống sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Do đó việc nâng cao kiến thức đầy đủ về bệnh lao cho người dân từ đó tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống bệnh lao đến khu dân cư, từng hộ gia đình tự phát hiện những dấu hiệu của bệnh và điều trị sớm nhằm góp phần ngăn chặn bệnh lao, thực hiện thành công chương trình chống lao quốc gia đạt được mục tiêu tiến tới “Vì một tương lai không có bệnh lao" ./.

Hà My

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Trụ sở : KP Hiệp Tâm 1, Thị trấn Định Quán, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại: 02513.851.134; Fax: 02513.851.046, 02513.612.507
Website: http://dinhquan.dongnai.gov.vn - Email: ubnd-dq@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:Bà Nguyễn Thị Diễm Châu - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban biên tập
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Định Quán.​