Thứ sáu, ngày 4/3/2022
Thông báo sự kiện: Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024!
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
2 học trò miền núi với những sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Không sinh ra trong gia đình thuần nông nhưng 2 cô học trò của trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Định Quán lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Vì vậy với những kiến thức đã được học cùng với niềm đam mê tìm hiểu về khoa học công nghệ em Trần Thị Như Quỳnh và Nguyễn Đào Như Ý – học sinh lớp 9A1 đã cùng nhau sáng tạo nên một mô hình nông nghiệp khép kín với tính năng hiện đại điều khiển tưới cây, thông gió, chiếu sáng, theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bằng smartphone.
 

2 hoc sinh voi mo hinh sang tao.jpg

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây đã giúp cho các em học sinh bên cạnh những kiến thức được truyền đạt tại lớp học thì dễ dàng tiếp cận được nhiều nguồn thông tin bổ ích khác. Dựa trên lợi thế đó, hai em học sinh Trần Thị Như Quỳnh và Nguyễn Đào Như Ý đã tìm tòi và sáng tạo nên một mô hình, mô phỏng một trang trại nông nghiệp tự động hóa cho phép người dùng điều khiển các thiết bị dù là ở nơi đâu, giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc.

Mô hình trồng trọt khép kín, được các em thiết kế tỉ mỉ từng ứng dụng, nhằm phát huy tốt khả năng hỗ trợ sự phát triển ổn định cho cây trồng, thông qua hệ thống kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống thông gió trong nhà lưới, hệ thống chiếu sáng và bơm tưới. Tất cả đều được kiểm soát thông qua smartphone điều khiển từ xa. Mô hình bao gồm : hệ thống bo mạch , hệ thống chiếu sáng – các đèn led, hệ thống thông gió gồm 1 quạt hút và 1 quạt thổi , bên trong nhà kính có gắn một cảm biến để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm, hệ thống bơm tưới gồm hồ chứa nước và máy bơm.

Em Nguyễn Đào Như Ý, cho biết: “Hệ thống bo mạch là quan trọng nhất với mô hình vì nó điều khiển tất cả các thiết bị trên hệ thống hoạt động  và để bo mạch hoạt động thì chúng ta viết chương trình nạp vào con chíp ESB8266 bằng phần mền Idimo idi trên máy tính. Phần quan trọng thứ 2 là chiếc smatphone để điều khiển các thiết bị từ xa và để điều khiển các thiết bị thì chúng ta phải tải ứng dụng blink về điện thoại và đăng ký tài khoản gmail. Trên giao diện ứng dụng blink chúng ta tạo các nút đèn, quạt, máy bơm và 2 nút để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.”

Giao diện ứng dụng Blink sau khi người dùng thiết lập sẽ liên tục cập nhật, làm mới và hiển thị các thông số nhiệt độ, độ ẩm cho người dùng biết để tắt mở các thiết bị, hoặc có thể cài đặt tắt mở tự động chỉ cần thiết bị chúng ta kết nối sóng Wifi, 3G hoặc 4G do đó không phụ thuộc vào không gian, tiết kiệm được thời gian.

Em Nguyễn Đào Như Ý, cho biết thêm:“Trên giao diện ứng dụng blink khi chúng ta nhấn vào biểu tượng hiển thị chữ đèn tín hiệu sẽ thông qua internet truyền đến bo mạch, bo mạch nhận tín hiệu và ngay lập tức truyền tín hiệu bật đèn đến IC. Tại đây IC khuếch đại tín hiệu đến rơ le ngay lập tức làm đóng lại tiếp điểm, dẫn điện đi qua đi đến đèn và làm đèn sáng, khi chúng ta bấm vào biểu tượng 1 lần nữa đèn sẽ tắt. Nguyên lý hoạt động tương tự như khi chúng ta sử dụng máy bơm và hệ thống thông gió cũng tương tự.”

Để đảm bảo nguồn năng lượng điện cung cấp cho các thiết bị hoạt động, trong mô hình này các em còn sử dụng pin năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho các máy móc trong hệ thống hoạt động. Dựa trên các chức năng chúng ta có thể cài đặt thêm nhiều chức năng khác như bật tắt hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió, hệ thống bơm tưới hoặc dựa vào nhiệt độ để hệ thống bơm tưới hoạt động, giảm bớt đáng kể chi phí cho nông dân.

Em Nguyễn Đào Như Ý, chia sẻ:“Hiện nay trên địa bàn huyện Định Quán nơi chúng em đang sống, chúng em chưa thấy bất kỳ một hộ gia đình hay bất kỳ trang trại nào có thể áp dụng các chức năng nói trên kết hợp chính vì lẽ đó em mong rằng ý tưởng sáng tạo của mình sẽ mang tính chất tham khảo và được đông đảo mọi người áp dụng vào thực tiễn nhằm giảm bớt công sức lao động, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.”

Có thể thấy mặc dù chỉ là mô phỏng nhưng những tính năng hiện đại và tiện ích mà các thiết bị được sử dụng trên mô hình thực sự có thể giúp ích cho cuộc sống thường ngày của chúng ta ngay tại nhà, nơi làm việc hay trong ngành nông nghiệp mong muốn được tự động hóa. Với những sáng kiến thật sự hữu ích và gần gũi với đời sống thường ngày, sản phẩm “Điều khiển tưới cây, thông gió, chiếu sáng, theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bằng smartphone” thuộc Lĩnh vực các giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế do 2 em Trần Thị Như Quỳnh và Nguyễn Đào Như Ý – học sinh lớp 9A1 trường THCS nguyễn Thị Minh Khai đã được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và trao giải nhất tại hội thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng huyện Định Quán năm 2020.

HẢI HẬU
 

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Trụ sở : KP Hiệp Tâm 1, Thị trấn Định Quán, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại: 02513.851.134; Fax: 02513.851.046, 02513.612.507
Website: http://dinhquan.dongnai.gov.vn - Email: ubnd-dq@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:Bà Nguyễn Thị Diễm Châu - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban biên tập
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Định Quán.​