Thứ sáu, ngày 4/3/2022
Thông báo sự kiện: Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024!
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap

​Hiện nay, thị trường đang ngày càng xuất hiện nhiều loại rau màu chứa các chất độc do dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm cho người tiêu dùng hoang mang và người trồng rau cũng gặp khó khăn do sức tiêu thụ giảm.

Vì vậy, sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường, ổn định về giá cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại Việt Nam, việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP hiện đang là xu thế và là hướng đi đúng đắn của nhiều bà con nông dân.
Huyện Định Quán có diện tích trồng rau các loại hiện nay là 1.190 ha, sản lượng đạt khoảng gần 14 ngàn tấn/năm. Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp La Ngà là nơi tập trung đông đảo công nhân, do đó nhu cầu về số lượng và chất lượng rau xanh hàng ngày tương đối lớn. Trong khi đó, huyện chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và người dân thì sản xuất rau tự phát, các kỹ thuật sản xuất rau theo Gap chưa được quan tâm, thiếu các công nghệ như nhà lưới, hệ thống tưới và sơ chế…hỗ trợ sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng rau. Do đó, sản xuất rau của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để phát triển rau an toàn của huyện, Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cùng làm việc với UBND huyện Định Quán xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn với quy mô 2 ha tại xã Phú Lợi và Gia Canh. Bởi vùng sản xuất rau ăn lá tại xã Phú Lợi và Gia Canh khá tập trung, diện tích trồng rau và số lao động tham gia trồng rau của mỗi hộ phù hợp để sản xuất rau ăn lá.
Rautanan2.jpg

Khi tiến hành điều tra, khảo sát, đã có 13 hộ trồng rau đáp ứng được yêu cầu và có nguyện vọng tham gia dự án. Thạc sĩ Chu Trung Kiên, chủ nhiệm dự án cho biết, sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap luôn đòi hỏi một sự quản lí chặt chẽ, đòi hỏi sự ghi chép các chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thời gian cách ly với phân thuốc trước khi thu hoạch đến khâu thu hoạch sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm có vậy mới đủ tiêu chuẩn qui định cần để đăng kí chứng nhận VietGap. Do đó, cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cùng với cán bộ khuyến nông của huyện đã hướng dẫn cho kỹ thuât làm đất, trồng rau, tưới phun, phòng trừ sâu bệnh cũng như cách thu hoạch cho các hộ tham gia dự án. Dự án cũng đã xây dựng 20.000 m2 nhà lưới cho 13 hộ tham gia dự án, đồng thời lắp đặt  mới 13.500m2 hệ thống tưới phun tự động cho 10 hộ, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Theo Thạc sĩ Chu Trung Kiên thì hệ thống tưới phụn tự động làm giảm công lao động, giảm gãy đổ rau so với phương thức tưới phun bằng vòi sen cầm tay truyền thống, đồng thời được sử dụng như phương tiện làm mát nhà lưới trong những thời điểm nhiệt độ tăng cao. Do đó, cây rau ít bị héo, sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất rau tăng. Có thể nói năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15-20% so với lối canh tác truyền thống. Bà Mai Thị Truyền, một nông dân tham gia dự án cho hay, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, các công đoạn phức tạp hơn, nhưng bù lại cây rau sinh trưởng và phát triển rất tốt, sâu bệnh nguy hiểm gần như không xuất hiện nên năng suất tăng mạnh. Nhờ có nhà lưới mà trong mùa mưa, cây rau không bị rập nát, phát triển mạnh và năng suất cao hơn hẳn.
Đến thời điểm này, dự án đã xây dựng được quy trình sản xuất au an toàn cho 5 loại rau trồng phổ biến trong dự án gồm: cải xanh, cải ngọt, xà lách, cải thìa và rau muống. Một tổ hợp tác sản xuất rau an toàn cũng đã được thành lập với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Phú Gia do ông Nguyễn Thanh Hoài làm tổ trưởng. “Hiện tổ hợp tác đã thiết kế logo và đang phối hợp với Phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Do quy trình đăng ký cần ít nhất 15 tháng nên văn bằng chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa của tổ hợp tác sẽ được cấp trong năm 2013”- Thạc sĩ Chu Trung Kiên cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ băn khoăn, do tâm lý và tập quán canh tác của người dân còn mang tính tùy tiện, thường hám lợi trước mắt nên thực tế ở một số nơi sản xuất rau an toàn khi giá rau tăng cao, người dân thường nóng vội thu hoạch bán rau mặc dù thời gian cách ly chưa đảm bảo an toàn. Chính vì thế, nhóm thực hiện dự án cùng với các ngành cần tăng cường tuyên truyền để nông dân nhận thức rõ, đảm bảo uy tín của tổ hợp tác.
Liên Hương

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Trụ sở : KP Hiệp Tâm 1, Thị trấn Định Quán, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại: 02513.851.134; Fax: 02513.851.046, 02513.612.507
Website: http://dinhquan.dongnai.gov.vn - Email: ubnd-dq@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:Bà Nguyễn Thị Diễm Châu - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban biên tập
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Định Quán.​