Xu thế chuyển đổi số ngành du lịch rất được chú trọng trong những năm trở lại đây trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế, nước ta đã có những định hướng nhất định để phát triển toàn diện ngành du lịch. Vậy thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch ra sao và có những giải pháp gì để phát triển các mục tiêu trọng tâm của nước ta trong thời gian tới. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thực trạng xu hướng chuyển đổi số ngành du lịch Việt Nam
1.1. Báo cáo chuyển đổi số ngành du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam đã hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch nhờ sự thích ứng nhanh & chính sách mở cửa linh hoạt của Chính phủ.
Theo Báo cáo ngành, du lịch nước ta trong 2 năm qua có một số chuyển biến sau:
Năm 2021, sau 2 năm đối phó với dịch, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục giảm sâu hơn so với năm 2020. Theo thống kê:
- Khách du lịch nội địa 11 tháng của năm 2021 ước đạt 34,75 triệu lượt, giảm 40,1% so với cùng kỳ năm 2020
- Khách quốc tế đến Việt Nam chỉ có 140.100 lượt, giảm hơn 96% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, khách du lịch VN tăng 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19, trong đó:
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 413 nghìn lượt
- Khách du lịch nội địa đạt 60,8 triệu lượt
Các chuyên gia nhận định, Để có được kết quả này, chuyển đổi số được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp ngành du lịch phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai.
Khó khăn chính là các giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch hiện vẫn thiếu sự đồng bộ với nhau
Trong thời gian qua, ngành Du lịch đã tập trung triển khai các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, từng bước hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện còn manh mún, thiếu đồng bộ nên chưa có sự liên kết dữ liệu để tạo thuận lợi trong khai thác, sử dụng.
Hầu hết các địa phương, doanh nghiệp du lịch đều đã có ý thức chuyển đổi số và nỗ lực chuyển đổi số du lịch, song do chưa có hệ thống tiêu chuẩn nên mỗi nơi có hướng đầu tư, cách làm riêng. Dẫn đến các hệ quả như:
- Cơ sở dữ liệu không được kết nối để đồng nhất
- Quá trình quản lý, kiểm soát dữ liệu ngành để đưa ra những nhận định, đánh giá, giải pháp cũng gặp nhiều khó khăn
- phần lớn đội ngũ nhân lực du lịch vẫn quen cách làm truyền thống nên gặp nhiều lúng túng khi áp dụng công nghệ trong hoạt động du lịch
Do đó, ngày 10/8/2022, Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục du lịch) lần đầu tiên ra mắt tài liệu “Chuyển đổi số trong ngành du lịch: Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động”.
1.3. Rào cản trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch
1.3.1. Rào cản phía doanh nghiệp
- Chưa thống nhất về tư duy và nhận thức chuyển đổi số
- Chưa thống nhất nền tảng số giữa những chủ thể liên quan
- Hệ sinh thái du lịch thông minh chưa bền vững
- Vẫn tồn tại rào cản văn hóa doanh nghiệp
- Thiếu hụt nguồn lực (tài chính, nhân lực, vật lực)
- Thiếu hụt dữ liệu (các báo cáo, phân tích thông tin)
1.3.2. Rào cản về công nghệ
- Các ứng dụng, CSDL còn riêng rẽ, chưa liên thông, đồng bộ, CSDL chuyên ngành được xây dựng theo ngành dọc (theo từng lĩnh vực chuyên ngành) không hoặc ít có sự chia sẻ, kết nối thông tin
- Chưa có kho dữ liệu tổng hợp để phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành phục vụ lãnh đạo theo thời gian thực.
- Chưa có cơ chế bắt buộc phải chia sẻ dữ liệu và chưa có cơ chế siết chặt kỷ luật dữ liệu đảm bảo cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục.
- Công tác chỉ đạo điều hành của Sở du lịch vẫn theo cách truyền thống, chỉ đạo bằng văn bản và họp trực tiếp hoặc trực tuyến qua mạng.
- Chưa có hệ thống tổng hợp dữ liệu trên nền tảng CNTT.
2. Xu hướng chuyển đổi số ngành du lịch Việt Nam
Tổng cục du lịch nhận định có 4 xu hướng chính trong chuyển đổi số ngành du lịch, bao gồm:
- Xu hướng du lịch thông minh
- Tham gia du lịch chủ động hơn
- Xu hướng liên minh, liên kết, phát huy cơ chế kinh tế chia sẻ
- Xu hướng khuếch trương cực đại những xu hướng trong trải nghiệm du lịch
Các xu hướng trong chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa, trải nghiệm sâu, đặt ra yêu cầu số hóa hệ thống dữ liệu lớn về điểm đến và sản phẩm du lịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ theo chuỗi giá trị. 4 xu hướng trên được cụ thể hóa bằng những hoạt động triển khai tại doanh nghiệp như:
- Ứng dụng di động thông minh
- Trí tuệ nhân tạo và Chatbot
- Kết nối Internet vạn vật
- Đánh giá và xếp hạng trên nền tảng MXH
- Du lịch thực tế ảo
Để làm được điều này, cần thiết phải số hóa các cơ sở dịch vụ, quá trình tiêu dùng, kết nối nhiều nhà cung ứng dịch vụ tại nhiều thời điểm khác nhau.
Nhóm mục tiêu trọng tâm trong chuyển đổi số ngành du lịch gồm:
- Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”
- Dự án “Chuyển đổi số ngành du lịch”
- Tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh và xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh
3.2. Nhiệm vụ lớn
- Ứng dụng CNTT đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch trong thời kỳ bình thường mới
- Ứng dụng CNTT, nâng cao vai trò chỉ đạo điều hành các hoạt động du lịch từ phía Sở Du lịch
- Xây dựng, nâng cấp hạ tầng CNTT, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số
- Tạo lập kho dữ liệu dùng chung ngành Du lịch đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin và dữ liệu
- Cung cấp công cụ quản lý, chia sẻ dữ liệu và tạo môi trường số để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Du lịch tổ chức, quản lý và điều hành công việc một cách hiệu quả hơn
Để đạt được những mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp trong ngành du lịch đã đề ra một số giải pháp chuyển đổi số để bắt kịp xu hướng của ngành. Trong đó tiêu biểu là giải pháp số hóa điểm đến.
Dưới đây là một số công cụ của giải pháp số hóa điểm đến
4.1. Công cụ 3D scanning
Là công nghệ Tour 3D không gian mới nhất thế giới, làm chủ dữ liệu Tour 3D và di chuyển chi tiết trong mô hình với góc nhìn 3 chiều, tùy chỉnh tại server của đơn vị thực hiện, ưu việt nhất trong việc quản lý và sở hữu dữ liệu.
Là một giải pháp toàn diện để trải nghiệm không gian, thể hiện đầy đủ tính toàn vẹn khi người xem muốn xem trước địa điểm trước khi đến. Kết hợp Tour thực tế ảo với Tour 360 Flycam không giới hạn về quy mô không gian cần thể hiện.
4.2. Công nghệ scan 3D hiện vật
Là giải pháp không mới nhưng với giải pháp tối ưu dung lượng mô hình 3D đã đưa các mô hình 3D lên hiển thị trên các thiết bị di động cũng như kiosk màn hình cảm ứng giúp việc trải nghiệm hiện vật trở nên dễ dàng.
4.3. Công nghệ video 360
Chất lượng (4K-8K) diễn tả chân thực mọi hoạt động xung quanh, không giới hạn góc nhìn, phù hợp với mô tả các hoạt động vui chơi, sinh hoạt, lễ hội, các hoạt động sự kiện đông người mang tính tương tác cao, chi phí phù hợp với chất lượng tốt hơn so với Video truyền thống.
4.4. Công nghệ mã QR
QR Code hiển thị thông tin cho từng hiện vật hoặc từng khu vực trưng bày. Với tốc độ truy xuất nhanh chóng cũng như mỗi mã QR là duy nhất, giúp việc quản lý và phân loại hiện vật trở nên nhanh chóng.
Thuyết minh bằng nhiều ngôn ngữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh) kết hợp giữa thuyết minh tổng quan và chi tiết, du khách có thể sử dụng chế độ Audio guide kết hợp cùng quét mã Qr code để xem chi tiết thông tin hiện vật và các không gian trưng bày.
4.6. Công nghệ số hóa nội dung
Thông tin được thu thập và xử lý số hóa, mọi thông tin đều được phân loại thành nội dung Text, Audio Guide, nội dung hình ảnh và thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Mỗi không gian địa điểm được cung cấp các nội dung hướng dẫn, giới thiệu không gian, lưu để xem lại và để người dùng comment. Mỗi bài đăng được tối ưu các trải nghiệm để người dùng không chỉ có thể có chi tiết thông tin ngay lúc truy xuất thông qua mã QR mà còn có thể xem lại hoặc chia sẻ cho người dùng khác cùng trải nghiệm.
4.7. Công nghệ thanh toán online
Nền tảng thanh toán trực tuyến, thông qua việc thanh toán qua chuyển khoản, quét mã QR code, thanh toán qua hệ thống thẻ của toàn bộ các ngân hàng, làm tối ưu việc sử dụng và trải nghiệm của du khách, đem lại giá trị và doanh thu thường xuyên cho các đơn vị khai thác.
Tóm lại, trong kỷ nguyên số hiện nay, nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam. Để chuyển đổi số thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.