
Bà con nông dân tham gia cấy phôi nấm MA
Dưới tác động của biến đổi
khí hậu, trong những năm gần đây việc sản xuất của người nông dân gặp những khó
khăn nhất định. Đối với cây Bưởi, tình hình sâu bệnh hại ngày càng diễn biến
phức tạp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có gốc hóa học nhiều và
không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đất, nước, cây trồng và để lại
dư lượng thuốc trên trái cây sau khi thu hoạch. Điều này có tác hại lớn đối với
sức khỏe người tiêu dùng và khiến cho việc xuất khẩu mặt hàng này nông sản này
ra thị trường nước ngoài khó được chấp nhận.
Để hạn chế tình trạng trên,
huyện Định Quán đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với Trạm Bảo vệ thực vật xây dựng mô hình trình diễn nhân, nuôi, thả nấm xanh
M.A phòng trừ côn trùng hại Bưởi tại ấp Suốt Rút xã Phú Túc. Có 22 hộ nông dân
tham gia mô hình này với diện tích 22 ha. Đối tượng dịch hại chính là các loại
sâu vẽ bùa, rệp sáp, rầy mềm … gây hại trên cây Bưởi và các cây có múi. Với quy
trình thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
- Vật liệu: Nấm giống và gạo.
- Dụng cụ: Nồi hấp tiệt trùng, tủ cấy nấm, bông gòn
không thấm, giấy báo, bịch nylon loại 2kg, dây thun, ống nước PVC đường kính 34
cm cắt ngắn 4 cm, bộ dụng cụ cấy nấm, đèn cồn, cồn 90 độ & 70 độ, bình phun
tay loại 0,5 - 1lit, giấy mềm, bếp than.
b) Quy trình nhân nuôi nấm
- Bước 1: Ngâm gạo từ 1- 1h 30, phút (7,5 kg gạo/ha;
20ha 150kg gạo);
- Bước 2: Chia gạo vào từng bịch nylon (0,5 kg/bịch);
- Bước 3: Buộc kín miệng bằng dây thun và nút gòn
không thấm. (Bịt đầu = báo);
- Bước 4: Hấp khử trùng nguyên liệu (đun nước sôi liên
tục trong 2 giờ, sau 1 giờ thì đảo nguyên liệu);
- Bước 5: Vớt bịch gạo ra ngoài và để nguội;
- Bước 6: Cấy nấm gốc vào bịch gạo trong môi trường vô
trùng ( bằng tủ cấy chuyên dụng);
- Bước 7: Đậy nắp gòn và bịt đầu bọc bằng giấy báo;
- Bước 8: Để chế phẩm nơi cao ráo, thoáng mát, tránh
ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày đảo 2 lần.
c). Sử dụng nấm
Metarhizium Anisopliae
- Thời gian cấy nấm: 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 15
ngày
- Số lần phun: 2 lần (Có điều kiện phun 3 lần hiệu quả
cao hơn).
Cụ thể như sau:
+ Đợt 1: Sau
thời gian cấy nấm lần đầu từ 14 đến 16 ngày, để tạo nguồn nấm trong vườn;
+ Đợt 2: 15
ngày sau phun đợt 1, cũng trong khoảng 14 đến 16 ngày cấy nấm đợt 2;
+ Đợt 3 (nếu
có): 15 ngày sau phun đợt 2, cũng trong khoảng 14 đến 16 ngày cấy nấm đợt 3;
- Thời điểm phun: giai đoạn
cây ra đọt non, phun vào buổi chiều mát (tuyệt
đối không phun vào sáng sớm hoặc trời nắng nóng).
- Pha nấm xanh với nước,
dùng vải lọc bỏ cặn, cộng chất bám dính phun. Một ha cây có múi phun 800 - 1000
lít nước (4 - 5 phi); một phi 200 lít
pha 3 bịch nấm phun xịt.
*
Khi phun thuốc cần lưu ý:
+ Rửa sạch bình phun trước
khi pha thuốc;
+ Khi phun thuốc đi thật
chậm và phun kỹ vào vị trí chồi, đọt, lá non;
+ Khuyến cáo nông dân tuyệt
đối không trộn các loại thuốc trừ bệnh với nấm M.A, không phun các loại thuốc
trừ nấm bệnh trước khi phun nấm M.a 5 ngày;
+ Trường hợp áp lực sâu, rầy
quá cao và môi trường không thuận lợi cho nấm phát triển thì có thể áp dụng 1 lần thuốc hoá học
có chọn lọc để hạ nhanh mật số sâu, rầy.
Theo ông Nguyễn Công Phúc, cán bộ kỹ thuật trạm BVTV
Định Quán – Tân Phú, cho biết: “Kết quả
của mô hình đạt dược là rất khả quan. Rệp sáp hiện diện hầu hết qua các lần
điều tra trên cả vườn mô hình và vườn đối chứng. Ở thời điểm ban đầu tỷ lệ rệp
sáp gây hại trên hai vườn là tương đối cao, gần như không có sự khác biệt giữa
hai vườn. Sau đó tỷ lệ rệp sáp trên vườn đối chứng giảm nhiều do nông dân phun
thuốc BVTV, tiếp đó tỷ lệ rệp sáp lại tăng trở lại gây hại trong các lần điều
tra tiếp theo. Còn trên vườn đối chứng tỷ lệ rệp sáp chỉ giảm nhẹ ở hai lần
điều tra sau phun lần một, tuy nhiên giảm mạnh ở các kỳ điều tra tiếp theo và
không phát sinh trở lại. Điều này chứng tỏ hiệu lực của nấm xanh khá lâu so với
hiệu lực của thuốc BVTV, ngoài ra nấm xanh ký sinh trên sâu vẽ bùa với tỷ lệ
rất thấp. Tuy nhiên theo ghi nhận bằng mắt thường cho thấy các lá bị sâu vẽ bùa
mở ra và các vết hại có xu hướng khô lại”.
Điều này có thể nhận thấy rõ hơn qua Biểu đồ rệp
sáp gây hại dưới đây.
So sánh tỷ lệ bệnh rệp sáp
Thời điểm
điều tra
|
Ngày điều tra
|
Vườn trình diễn
|
Vườn đối chứng
|
TLB (%)
|
TLB (%)
|
Trước phun
|
20/09/2015
|
22
|
21
|
3 ngày SP L1
|
25/09/2015
|
22
|
21
|
7 ngày SP L1
|
29/09/2015
|
18
|
15
|
3 ngày SP L2
|
11/10/2015
|
15
|
13
|
7 ngày SP L2
|
14/10/2015
|
5
|
17
|
10 ngày SP L2
|
18/10/2015
|
4
|
18
|
Việc sử dụng nấm MA phòng trừ sâu bệnh còn mang
đến một số hiệu quả tích cực khác như việc không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thiên
địch trên vườn, góp phần bảo vệ môi trường tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch
mang tính cạnh tranh, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần làm giảm chi
phísản xuất.

So sánh tỉ lê Rệp sáp gây hại tại vườn đối chứng
và vườn sử dụng nấm MA
Khi tham gia mô hình nấm xanh MA phòng trừ côn
trùng gây hại trên cây có múi, bà con nông dân phải tự tay mình thực hiện làm
nấm từ khâu chuẩn bị, cấy nấm, nuôi trồng và phun xịt từ sự hướng dẫn của cán
bộ kỹ thuật. Qua đó giúp cho bà con nông dân bước đầu có ý thức về khái niệm
canh tác nông nghiệp bền vững, thay đổi tư duy sản xuất để tạo ra sản phẩm nông
nghiệp sạch mang tính cạnh tranh cao. Thấy rõ được hiệu quả thiết thực của mô
hình về mặt kinh tế, môi trường, bà con không chỉ tích cực tham gia học hỏi và
tự bỏ kinh phí ra tổ chức nhân nuôi, phun xịt từ nguồn nấm gốc thứ cấp thêm một
đợt ngoài 2 đợt được hỗ trợ. Hiện các tổ hợp tác sản xuất, quýt, cam, bưởi trên
địa bàn huyện sau khi tham quan mô hình đã có nhiều đề xuất được chuyển giao
công nghệ này.
Hoàng Dũng