Thứ sáu, ngày 4/3/2022
Thông báo sự kiện: Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024!
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Đồng Nai là một trong ba tỉnh thành phía nam có dịch sốt xuất huyết tăng cao, trong đó đối tượng mắc không chỉ dừng lại ở trẻ em mà đã gia tăng cả ở người lớn. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng  Nai, tính đến tuần 26 năm 2022, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 7.900 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 126% so với cùng kì năm 2021, đặc biệt đã ghi nhận 10 ca tử vong.

sxh-1635130832421111797673.jpg

Tình hình sốt xuất huyết tăng cao một phần do thời tiết khu vực phía nam đang là mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Ngoài ra, ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyến chưa cao, chưa chủ động tích cực, nhiều chủ công ty, nhà máy xí nghiệp chưa chú ý đến công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh SXH 

Tính đến hết tuần 26 năm 2022, trên địa bàn huyện Định Quán ghi nhận 383 ca, tăng 294 ca so với cùng kỳ năm 2021 (89 ca) tăng trên 300% so với cùng kỳ năm 2021); ghi nhận 112 ổ dịch nhỏ, tăng 74 ổ so với cùng kỳ năm 2021 (38 OD). Trong đó, số xã có số ca mắc cao là thị trấn 89 ca, xã gia canh 39 ca, xã phú ngọc 59 ca, chưa có ca tử vong do SXH

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae), vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (Aedes aegypti) đưa virus gây bệnh vào máu của người bệnh bằng cách đốt (chích).

Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể đốt người và truyền bệnh. Virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi Aedes khoảng 8-11 ngày. Sau đó, nếu bị muỗi Aedes chích thì virus sẽ được lây truyền.

Các biểu hiện triệu chứng chính của bệnh:

Các nốt ban xuất huyết

  • Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày, uống các thuốc hạ sốt giảm ít, hoặc không giảm.
  • Đau đầu nhiều; Đau phía sau mắt; Đau nhức cơ, xương, khớp;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Phát ban là những chấm nhỏ đỏ trên da toàn thân.

Đối với người nghi ngờ mắc bệnh, hoặc mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, không nên tự ý điều trị ở nhà đến khi chuyển nặng mới đến cơ sở y tế thì nguy cơ tử vong rất cao. Một số triệu chứng sau cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế gồm:

1. Chảy máu (Các chấm hay đốm màu đỏ trên da; Chảy máu mũi, lợi; Nôn ra máu; đi ngoài phân đen; kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo);

2. Nôn liên tục;

3. Đau bụng dữ dội;

4. Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật;

5. Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm;

6. Khó thở

Khi có các dấu hiệu bệnh như trên thì cần đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được khám cấp cứu, điều trị, tránh tình trạng để bệnh chuyển nặng dẫn tới tử vong.

Cách phòng bệnh:

Hiện nay Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, để phòng chống dịch hiệu quả ngoài sự vào cuộc của ngành y tế và chính quyền địa phương  để triển khai các biện pháp phòng chống dịch thì mỗi gia đình, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự phòng bệnh cho mình bằng các biện pháp đơn giản như diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết, đề nghị tập trung thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

  1. Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khơi thông công rãnh, phát quang bụi rậm, dọn sạch cỏ rác thải quanh nhà, tại khu phố ấp.
  2. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng (lu vại, chum, thùng phi… .
        3.  Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
         4. Thường xuyên (hàng ngày) loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
         5. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
         6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

     7. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch.

BS. Dương Văn Hạnh

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Trụ sở : KP Hiệp Tâm 1, Thị trấn Định Quán, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại: 02513.851.134; Fax: 02513.851.046, 02513.612.507
Website: http://dinhquan.dongnai.gov.vn - Email: ubnd-dq@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:Bà Nguyễn Thị Diễm Châu - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban biên tập
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Định Quán.​