Thứ sáu, ngày 4/3/2022
Thông báo sự kiện: Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024!
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền phổ biến ở nước ta. Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân của sự lây truyền bệnh đó là do muỗi vằn đốt người bị bệnh sau đó mang theo virus đốt người khỏe mạnh khiến họ bị bệnh.

sot-xuat-huyet.jpg 

Nhiều người thắc mắc bệnh sốt xuất huyết có bị lại không? Do virus Dengue có 4 tuýt, mỗi lần mắc bệnh là một tuýp khác nhau, khi mắc bệnh một lần cơ thể sẽ tiết ra kháng thể đối với tuýp đó nhưng không kháng được các tuýp khác. Do đó một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Và những lần mắc bệnh sau, mức độ của bệnh sẽ nặng hơn so với lần trước.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết một người bị bệnh sốt xuất huyết đó là:

Có hiện tượng sốt cao dến 39-40 độ.

Đau nhức đầu nghiêm trọng.

Đau các khớp và cơ.

Cơ thể mệt mỏi, có cảm giác buồn nôn và ói mửa.

Có hiện tượng phát ban.

Đối với trường hợp bệnh nặng do không phát hiện và điều trị sớm thì sẽ có những biểu hiện sau:

Nôn mửa liên tục.

Mạch máu bị tổn thương.

Xuất huyết dưới da.

Khó thở.

Đau bụng quằn quại.

Cơ thể tím tái, nhợt nhạt và thiếu sức sống.

NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CÓ THỂ XẢY RA

Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến những tổn thương ở gan, phổi, tim mạch.

Một số trường hợp bị tụt huyết áp đột ngột gây sốc.

Một số trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết ở trẻ em dễ bị chuẩn đoán nhầm với các loại sốt do virus khác nên tỷ lệ tử vong ở trẻ em khá cao.

Những người già, sức đề kháng yếu nên khi nhiễm bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng và tử vong cao.

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, con bị thiếu cân...

PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT VỚI SỐT DO VIRUS THÔNG THƯỜNG

Nhiều người lầm tưởng sốt xuất huyết với sốt do virus thông thường nên không chịu đi bệnh viện mà tự ý ở nhà điều trị. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nếu bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có biểu hiện bị sốt cao trong 1,2 ngày. Người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, các cơn đau đầu, đau người và đau cơ kéo đến.

Giai đoạn tiếp theo là ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Giai đoạn này người bệnh hạ sốt khiến nhiều người lầm tưởng là bệnh đã thuyên giảm, nhưng không phải, đây mới là lúc bệnh bước vào giai đoạn biến chứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Giai đoạn cuối cùng là sau khi được điều trị thì tình trạng bệnh nhân dần hồi phục và ổn định hơn.

Còn đối với sốt thông thường thì những cơn sốt đến từng cơn kèm với biểu hiện viêm họng, ho, chảy nước mũi...

Để phân biệt sốt xuất huyết và sốt thông thường thì cách chính xác nhất là xét nghiệm máu. Nếu là sốt xuất huyết thì kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy bạch cầu và tiểu cầu giảm, test Dengue cho kết quả dương tính. Còn sốt thông thường thì xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, test Dengue cho kết quả âm tính.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị Phương pháp điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vì vậy khi có nghi ngờ bị sốt xuất huyết người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi.

Một số lưu ý khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể phòng khi sốt cao hoặc có gì bất thường.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, không làm việc gì nặng nhọc

Để người bệnh nằm nghỉ ngơi ở môi trường thông thoáng, mặc quần áo thoải mái.

Nhiều người lo lắng không biết người bị bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì?

Cần bổ sung nhiều nước để tránh bị mất nước do nôn và sốt cao. Nên uống oresol hoặc nước dừa, cam chanh...ăn cháo, súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Bên cạnh đó cần tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu hay thực phẩm có màu sẫm, đồ ngọt...

Sốt xuất huyết có được tắm không? Sau khi sốt 2 ngày đầu người bệnh sẽ rất khó chịu nên không biết có nên đi tắm không. Từ ngày thứ 3 là giai đoạn tiềm ần nhiều nguy hiểm, có thể dẫn tới beiens chứng giảm tiểu cầu, tăng tính thấm của thành mạch nên giai đoạn này không nên tắm khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Người bệnh có thể lau người bằng nước ấm.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Bị sốt xuất huyết là do bị mỗi vằn có mang mầm bệnh đốt, vì vậy cách để phòng tránh chính là không để muỗi phát triển và tránh để muỗi đốt. Một số cách có thể áp dụng như:

Đậy kín các vật dụng chứa nước như xô chậu, bể nước... để muỗi không vào đẻ trứng.

Vệ sinh các vật dụng chứa nước định kỳ để tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, tránh để các vật dụng đọng nước.

Khi đi ngủ phải để màn, kể cả ban ngày để tránh bị muỗi đốt.

Sử dụng thuốc chống muỗi dạng xịt, dạng bôi, mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt.

Nếu có biểu hiện sốt cao cần đi viện để được theo dõi.

Trên đây là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thêm những kiến thức để chủ động phòng bệnh. 

MINH KHOA

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Trụ sở : KP Hiệp Tâm 1, Thị trấn Định Quán, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại: 02513.851.134; Fax: 02513.851.046, 02513.612.507
Website: http://dinhquan.dongnai.gov.vn - Email: ubnd-dq@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:Bà Nguyễn Thị Diễm Châu - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban biên tập
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Định Quán.​